Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Cách phòng ngừa và chữa bệnh trĩ ngoại

Cách chữa bệnh trĩ ngoại được rất nhiều người mắc căn bệnh này quan tâm. Trước đây dân gian thường gọi căn bệnh này là "tòi dom". Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này như thói quen ngồi lâu nhiều giờ hàng ngày mà chúng ta không chịu vận động, thói quen rặn khi đi đại tiện cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Sau đây chúng ta đi tìm hiểu rõ hơn về cách phòng ngừa và chữa bệnh trĩ ngoại.

Trĩ Ngoại

Trĩ Ngoại được chia làm 4 thời kỳ

– Trĩ lòi ra ngoài.

– Trĩ lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo.

– Trĩ bị tắc, đau, chảy máu.

– Trĩ bị viêm, nhiễm trùng, ngứa và đau.

Đặc điểm của trĩ ngoại:

– Xuất phát bên dưới đường lược

– Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng

– Có thần kinh cảm giác

– Diễn tiến và biến chứng: đau (do thuyên tắc), mẩu da thừa.

Cach-phong-ngua-va-chua-benh-tri-ngoai

Cách chữa bệnh trĩ ngoại

* Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ

– Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.

– Điều chỉnh thói quen ăn uống để chữa trĩ ngoại:

+ Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.

+ Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.

+ Uống nước đầy đủ.

+ Ăn nhiều chất xơ.

– Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…

– Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …

* Điều trị nội khoa, thuốc trị bệnh trĩ:

– Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.

– Thuốc chữa trị bệnh trĩ: có 2 loại: loại dùng trong là loại thuốc viên dùng để uống và loại cho tác dụng tại chỗ là thuốc mỡ để bôi hoặc thuốc đạn được đặt vào trong hậu môn.

Thuốc viên uống. Đây là thuốc chứa các hoạt chất Rutin (còn gọi là vitamin P) hoặc các chất được trích từ thực vật được gọi chung là Flavonoid; có tác dụng điều hòa tính thẩm thấu và tăng sức bền chắc thành của các tĩnh mạch, do đó làm giảm phù nề, giảm sung huyết các tĩnh mạch ở vùng trĩ. Do tác động đến tĩnh mạch nên thuốc ngoài chữa trĩ còn dùng để trị chứng suy, dãn tĩnh mạch, đặc biệt bị ở chi dưới như tê chân, nổi gân xanh. Có thể kể một số biệt dược dùng để uống như: Ginkgo Fort, Flebosmil, …..

Trong điều trị trĩ ngoại, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng bệnh cho liều điều trị tấn công và liều điều trị củng cố. Ngoài thuốc tác động chính trên tĩnh mạch trĩ, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc khác như: kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc trị táo bón v.v… Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, dùng đủ và đúng thuốc. Đặc biệt, kiên trì dùng thuốc kéo dài đủ thời gian.

Thuốc cho tác dụng tại chỗ: thuốc đạn đặt vào trong hậu môn (trong trường hợp bị trĩ nội) hoặc dùng thuốc mỡ để bôi lên tổn thương. Thuốc cho tác dụng tại chỗ thường chứa nhiều hoạt chất như: hoạt chất làm giảm đau, chống viêm, kháng sinh, hoạt chất bảo vệ làm bền chắc tĩnh mạch, ngoài ra còn chứa các vitamin, chất bổ dưỡng giúp tổn thương mau lành. Cách dùng thường là đặt thuốc đạn hoặc bôi thuốc mỡ 2-3 lần trong ngày, nên đặt hoặc bôi sau khi đi tiêu và tối trước khi ngủ (chữa bệnh trĩ ngoại).

* Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng phẫu thuật

Trĩ ngoại không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Điều trị bằng phẫu thuật như cắt bỏ bóc tách huyết khối trĩ ngoại, cắt bỏ mô liên kết trĩ ngoại, giãn tĩnh mạch trĩ ngoại, cắt bỏ viêm bên ngoài. Mục đích là loại bỏ bệnh trĩ hoặc dùng phương pháp thắt khiến cho mạch máu bị tắc hoặc ép phổi. Đốt điện hoặc laser chiếu xạ cũng có hiệu quả rất tốt.

Tìm hiểu thêm về bệnh trĩ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét