Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày - tá tràng

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày - tá tràng là do sự mất cân bằng giữa một bên là yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày, một bên là yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Vậy đâu là những tác nhân làm tăng yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày và đâu là tác nhân làm giảm đi yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày? Theo nhiều nghiên cứu: stress, vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp), thói quen sinh hoạt ăn uống… là những tác nhân tác động trực tiếp làm mất cân bằng 2 yếu tố trên dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày.

1. Stress

Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng stress có liên quan mật thiết tới nhiều bệnh trong đó có các bệnh lý về dạ dày. Stress là một khái niệm trừu tượng, thông thường chúng ta hiểu stress chính là căng thẳng, lo lắng hằng ngày. Mỗi người có một ngưỡng chịu đựng stress khác nhau. Khi có một tác động stress mạnh và bất chợt (hay còn gọi là sốc), hoặc khi stress kéo dài khiến cơ thể huy động thêm Cortisol để điều chỉnh quá trình trao đổi chất.

Cortisol không chỉ gây tăng yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày tá bởi nó khiến acid HCl và men pepsine tăng quá mức. Cortisol còn ngăn cản sự bài tiết những chất bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, cortilsol còn dập tắt các mầm mống của phản ứng tự miễn dịch và viêm nhiễm.

Do vậy mà bệnh viêm loét dạ dày thường hay gặp ở những người luôn chịu áp lực, căng thẳng trong công việc và cuộc sống. Tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày ở người lao động trí óc lớn hơn người làm việc chân tay, tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị cũng cao hơn ở nông thôn. Có thể thấy, stress là nguyên tác nhân chính kích hoạt yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày và làm giảm đi yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày.

nguyen-nhan-gay-viem-loet-da-day-ta-trang

2. Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp)

Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là một trong những tác nhân ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình viêm loét dạ dày. Theo thống kê mới nhất của Viện tiêu hóa Việt Nam, có tới 70% người trưởng thành nhiễm vi khuẩn Hp. Vi khuẩn Helicobacter pylori là dạng xoắn khuẩn hình chữ S, sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tại lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, chúng tiết ra một số chất làm kích thích dạ dày tiết acid nhiều hơn nên lượng acid dư thừa lớn là yếu tố dẫn tới viêm loét dạ dày.

Không chỉ vậy, vi khuẩn Hp còn làm suy yếu lớp chất nhầy bảo vệ niêm mặc dạ dày bằng cách tiết ra độc tố làm tổn thương các tế bào nằm dưới lớp chất nhầy. Do vậy, những tế bào bị tổn thương này càng dễ dàng bị acid dư thừa phá hủy, lâu ngày dẫn tới viêm loét dạ dày.

Nguy hiểm hơn, vi khuẩn Hp có thể lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc hằng ngày như dùng chung dụng cụ ăn uống, sinh hoạt…

3. Thói quen sinh hoạt chưa khoa học

Thói quen sinh hoạt, ăn uống chưa khoa học là một tác nhân làm trầm trọng thêm bệnh viêm loét dạ dày. Thói quen ăn vội vàng, bỏ bữa, ăn quá no, ăn đêm, vừa ăn vừa xem tivi hoặc đọc sách, truyện… khiến dạ dày phải làm việc quá mức. Qúa trình tiêu hóa ở người bị viêm loét dạ dày bị rối loạn, thường là đầy bụng, khó tiêu. Dạ dày là nơi lưu trữ thức ăn tạm thời, khi quá trình tiêu hóa không được lưu thông, thức ăn bị ứ trệ khiến dạ dày tiết ra nhiều acid HCl để tiêu hóa thức ăn. Việc tiết dịch acid quá mức của dạ dày sẽ ăn mòn niêm mạc dạ dày, lâu dần dẫn tới viêm loét và gây ra các bệnh khác. Hiểu được nguyên nhâm viêm loét dạ dày này, mỗi người cần tạo cho mình thói quen sinh hoạt khoa học, hợp lý để hạn chế tình trạng viêm loét dạ dày.

4. Do sử dụng nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs)

Thuốc giảm đau thông thường như aspirin, ibuprofen và naproxen – có thể gây ra viêm dạ dày cấp tính và cả viêm dạ dày mãn tính. Mặt lợi ích của nhóm thuốc này là làm ức chế ngay các tác nhân gây viêm nhưng đồng thời nó lại ức chế emzym COX2 – Enzyme chính trong việc tổng hợp prostaglandins. Mà prostaglandins lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng là sửa chữa, bảo vệ và duy trì lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày. Nếu chỉ thỉnh thoảng sử dụng nhóm thuốc này cũng tác động đến việc phá hủy yếu tố bảo vệ dẫn tới viêm loét dạ dày. Mặt khác, việc sử dụng nhóm thuốc này còn tác động lên hệ tim mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

5. Thuốc lá và bia rượu, các chất kích thích

Trong khói thuốc lá và đồ uống có cồn chứa nhiều chất độc hại làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét dạ dày. Nicotine trong khói thuốc lá kích thích cơ thể tăng tiết cortisol. Như đã đề cập ở trên, cortisol không chỉ dập tắt các mầm mống tự nhiễm, tự miễn của cơ thể mà còn gây tiết quá nhiều acid HCl và pepsine – hai chất phá hủy, ăn mòn niêm mạc dạ dày dẫn tới viêm loét dạ dày. Ngoài ra, chất nicotine còn ức chế sự tổng hợp Prostaglandin – chất có vai trò sửa chữa, phục hồi và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Loại bỏ thuốc lá và đồ uống có cồn trong cuộc sống thường nhật giúp bạn loại bỏ được một nguyên nhân viêm loét dạ dày.

6. Trào ngược dịch mật

Mật là một chất lỏng màu xanh – vàng, được sản xuất tại gan. Vai trò của dịch mật là để tiêu hóa chất béo và loại bỏ các tế bào hồng cầu đã chết cũng như một số độc tố ra khỏi cơ thể. Từ túi mật, mật được điều tiết vào phần đầu ruột non cùng với các dịch tiêu hóa khác dưới sự kích thích của chất béo. Khi van môn vị (van ngăn cách giữa dạ dày và ruột non) đóng không kín sẽ dẫn tới dịch mật trào ngược lên dạ dày. Mật trào vào trong dạ dày kết hợp với dịch acid dạ dày sẽ gây ăn mòn niêm mạc, dần dần tạo thành các ổ viêm loét dạ dày.

Khi yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày quá mạnh, hoặc khi yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày bị giảm đi, hoặc khi cả hai yếu tố này đồng thời xảy ra sẽ dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày. Trên đây là những tác nhân chính kích hoạt trực tiếp tới yếu tố tấn công, phá hủy niêm mạc dạ dày, đồng thời làm triệt tiêu yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bệnh viêm loét dạ dày đem đến nhiều phiền phức và dễ dẫn tới biến chứng. Hiểu được rõ nguyên nhân viêm loét dạ dày giúp chúng ta chủ động phòng tránh bệnh.

Xem thêm thông tin: Tư vấn sức khỏe

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét